Tại sao trẻ con thường thích giữ lại những chú gấu bông cũ mèm để chơi?

Thứ tư - 12/01/2022 23:54
Có bao giờ bạn thắc mắc về việc những đứa trẻ nhà mình được mua cho rất nhiều đồ chơi mới nhưng các con vẫn thường xuyên ôm con gấu bông đã sờn cũ để đi ngủ không? Mỗi một đứa trẻ sẽ luôn có cho mình những món đồ chơi yêu thích nhất. Có bé là chiếc ô tô, siêu nhân có bé lại là gấu bông, búp bê….
gau-bong-gia-si-tphcm
gau-bong-gia-si-tphcm

Có bao giờ bạn thắc mắc về việc những đứa trẻ nhà mình được mua cho rất nhiều đồ chơi mới nhưng các con vẫn thường xuyên ôm con gấu bông đã sờn cũ để đi ngủ không?

Mỗi một đứa trẻ sẽ luôn có cho mình những món đồ chơi yêu thích nhất. Có bé là chiếc ô tô, siêu nhân có bé lại là gấu bông, búp bê…. Và dù đã rất nhiều năm, món đồ chơi đã sờn cũ nhưng vẫn không chịu bỏ đi mà vẫn cứ mang theo lên giường và ôm ngủ. Có thể điều này khiến nhiều ông bố bà mẹ tức giận.

Tuy nhiên, theo các nhà tâm lý học, việc trẻ giữ bên mình những món đồ chơi này chính là đây là những món đồ vật tri kỷ. Hiện tượng này còn được các nhà tâm lý học gọi tên là Hiện tượng sở hữu (Endowment effect). Hôm này, hãy cùng Thú bông Thiên Nga khám phá hiện tượng thú vị này của trẻ nhỏ nhé.

1. Hiệu ứng sở hữu là gì?

Theo tiến sĩ Daniel Kahneman – một nhà tâm lý học người Mỹ gốc Israel, người đã thắng giải Nobel Kinh tế năm 2002, đã giải thích rằng hiệu ứng sở hữu là xu hướng mà con người thường trân trọng những thứ họ sở hữu hơn những thứ mà họ không sở hữu. Nói một cách khác dễ hiểu hơn thì khi sử dụng một món đồ vật, theo thời gian giữ người sở hữu và đồ vật đó sẽ có một sợi dây liên kết vô hình.

Bằng chứng là các nhà khoa học đã tiến hành một số thí nghiệm quét não và họ phát hiện ra rằng các nơ ron thần kinh sẽ được kích hoạt nhiều hơn khi những người tham gia nghiên cứu nhìn thấy hình ảnh những món đồ của mình trong rổ hình ảnh có nhiều món đồ.

 

gau-bong-si-gia-re-tphcm

Điều này cũng lý giải vì sao chúng ta, đặc biệt là trẻ em, lại có xu hướng quý trọng những món đồ vật mà mình sở hữu từ bé. Bởi sự tương tác ngay từ lúc còn nhỏ đã tạo nên sự gắn kết đặc biệt, độc đáo và duy nhất khiến cho giá trị của món đồ vật được nâng cao. Do đó, bất kỳ đề nghị từ cha mẹ cho việc bỏ đi đồ vật đó đều sẽ bị trẻ từ chối.

2. Vì sao trẻ lại không đồng ý vứt bỏ chú gấu bông đã cũ?

Có một cuộc khảo sát bởi nhiếp ảnh gia tự do tên là Foster Huntington. Ông đã đặt một câu hỏi cho mọi người rằng: "Nếu nhà bị cháy, bạn sẽ mang theo những gì?". Kết quả của cuộc khảo sát, ông đã nhận được câu trả lời dưới dạng hình ảnh của hơn 5.000 người từ khắp nơi trên thế giới gửi về.

Những vật họ lựa chon mang theo bên cạnh những món vài sản quý báu, quan trọng như: hộ chiếu, chìa khóa xe, máy ảnh, máy tính xách tay,… còn có cả những món đồ mang giá trị tinh thần như: thú nhồi bông, ảnh và quà tặng của gia đình.

Có không ít người khi nhìn thấy kết quả đã thốt lên rằng:"Tại sao lại lấy thú nhồi bông, ảnh, quà tặng trong khi nhà đang cháy nhỉ?"

Tiến sĩ Kiara Timpano – một giáo sư tâm lý học làm việc tại trường Đại học Miami (Mỹ) cho biết: "Mặc dù khi lớn lên, chúng ta không cần gấu bông nữa, nhưng điều đó không có nghĩa là sự gắn bó của ta với đồ vật này sẽ bị mất đi. Gấu bông đối với trẻ em không đơn thuần là đồ chơi, nó còn là vật gợi nhớ về bố mẹ hay những người thân khác trong gia đình. Sự tương tác thường xuyên với gấu bông như chơi đùa hay ôm ấp mang lại cho trẻ sự ấm áp và cảm giác an toàn như người thân bên cạnh".

Chính vì thế, mà hầu như mọi đứa trẻ đều thích đặt tên cho gấu bông của mình và xem chúng như một người bạn có cảm xúc, có suy nghĩ, cần được chăm sóc và quan tâm. Đây có thể xem là một hành động nhân hóa (anthropomorphised) ở trẻ.
Xem thêm:
NHỮNG LOẠI GẤU BÔNG ĐƯỢC ƯA CHUỘNG VÀO CÁC NGÀY ĐẶC BIỆT

CÁC LOẠI GẤU BÔNG ĐƯỢC LẤY Ý TƯỞNG TỪ PHIM HOẠT HÌNH NỔI TIẾNG
 

qua-tang-gau-bong-gia-si



Tuy nhiên, không phải tất cả các món đồ chơi đều được trẻ nhân hóa như vậy. Các bé chỉ nhân hóa đồ vật mà mình có cảm xúc mãnh liệt nhất, yêu thích và gắn bó nhất. Thông qua việc đặt tên này, trẻ sẽ xem các món đồ chơi như bạn bè tri kỉ, từ đó khiến cho con trẻ cảm thấy mình phải có trách nhiệm với chúng. Và việc bắt buộc phải rời xa hay vứt bỏ chúng là điều rất khó khăn.

Tiến sĩ Timpano nói thêm: "Khi trẻ lớn lên, nhu cầu đối với chú gấu bông đó thường giảm đi, nhưng điều này không có nghĩa là sự gắn bó với chúng cũng sẽ giảm theo. Khi một đứa trẻ lớn lên, các bé sẽ có thể không cần ôm gấu bông của mình mỗi khi đi ngủ, song gấu bông đó vẫn sẽ chứa đầy những kỷ niệm đẹp do nó đã tồn tại quá lâu trong cuộc sống của con đến mức con xem như một người thân của mình".

 

gau-bong-dep-gia-si-tphcm

Đây chính là lý do vì sao mà cho dù một số món đồ chơi, gấu bông đã sờn cũ hay hư hỏng thì các bé vẫn cương quyết cất giữ. Vậy nên, thay vì la mắng, ép buộc hay lén lút bỏ mất đồ chơi, gấu bông của con, cha mẹ nên tôn trọng con, tôn trọng cảm xúc của con.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TIN XEM NHIỀU
    SẢN PHẨM MỚI
    VIDEO GẤU BÔNG
    CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK
    TỪ KHÓA TÌM KIẾM
    gau bong| gau bong gia re | gau bong gia re tphcm | shop gấu bong | địa chỉ bán gấu bông | thú nhồi bông| thú nhồi bông giá rẻ | mua gấu bông | gấu bông đẹp | gấu bông | gấu bông giá rẻ | gấu bông teddy | gấu bông giá sỉ
    THỐNG KÊ TRUY CẬP
    • Đang truy cập39
    • Hôm nay2,241
    • Tháng hiện tại81,251
    • Tổng lượt truy cập8,185,036
    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
    FB Zalo Tel: 0972.733.979
    X

    Fanpage Thú Bông Thiên Nga

    Tư vấn trực tuyến